Nhảy lò cò

Xem PDF

Điểm: 300 (p) Thời gian: 1.0s Bộ nhớ: 256M Input: bàn phím Output: màn hình

Carnaval Hạ Long 2015 với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Lan tỏa nụ cười”, điểm mới của lễ hội là sự song hành giữa biểu diễn nghệ thuật “Nơi tinh hoa hội tụ” và diễu hành đường phố “Nụ cười Hạ Long” với sự góp mặt của hơn 2000 diễn viên quần chúng. Có rất nhiều chương trình vui chơi được tổ chức, một trong những trò chơi thu hút được nhiều du khách tham gia đó là trò chơi nhảy lò cò, cụ thể: người chơi cần vượt qua một đoạn đường dài \(n\) mét, mỗi bước, người chơi có ba cách nhảy với độ dài bước nhảy tương ứng là 1 mét, 2 mét, 3 mét. Một cách đi chuyển đúng là dãy các bước nhảy có tổng đúng bằng \(n\).

Yêu cầu: Cho \(n\)\(M\), gọi \(K\) là số cách di chuyển đúng khác nhau để đi hết đoạn đường \(n\) mét, hãy tính phần dư của \(K\) chia \(M\).

Input

  • Gồm một dòng chứa hai số nguyên dương \(n, M (M \le 20^{15})\);

Output

  • Một số nguyên là phần dư của \(K\) chia \(M\).

Scoring

  • Subtask \(1\) (\(20\%\) số điểm): \(n \le 20\);
  • Subtask \(2\) (\(40\%\) số điểm): \(n \le 10^6\);
  • Subtask \(3\) (\(40\%\) số điểm): \(n \le 10^{15}\).

Example

Test 1

Input
5  100 
Output
13

Bình luận

  • ceaturs 7:10 p.m. 26 Tháng 5, 2024

    bài dễ quá 🙁

    • gkthcsyl 9:27 a.m. 22 Tháng 7, 2023 đã chỉnh sửa

      bruh

      • jumptozero 3:59 p.m. 24 Tháng 2, 2021 chỉnh sửa 2

        Mình xin chia sẻ lời giải bài này như sau:

        Gọi \(F[n]\) là số cách di chuyển đúng khác nhau để đi hết đoạn đường \(n\) mét. Khi đó, ta dễ dàng suy luận ra được \(F[n]=F[n-1]+F[n-2]+F[n-3](\forall n\ge 3)(1)\) với \(F[1]=1,F[2]=2,F[4]=4\) .

        Đến đây, ta sử dụng nhân ma trận như sau:

        Từ \((1)\implies \begin{pmatrix}F[n-1] & F[n] & F[n+1]\end{pmatrix}.\begin{pmatrix}0 & 0 &1 \\1 & 0 & 1\\0 & 1 &1\end{pmatrix}=\begin{pmatrix}F[n] & F[n+1] & F[n+2]\end{pmatrix}\)

        Gọi \(p_n=\begin{pmatrix}F[n] & F[n+1] & F[n+2]\end{pmatrix}\)\(M=\begin{pmatrix}0 & 0 &1 \\1 & 0 & 1\\0 & 1 &1\end{pmatrix}\).
        Ta suy ra được \(p_n=p_{n-1}.M=...=p_1.M^{n-1}\), trong đó: \(p_1=(1,2,4)\)

        Đến đây, ta chỉ việc sử dụng luỹ thừa nhị phân và nhân ma trận là xong.

        Các bạn có thể tham khảo code tại đây: Link