Ma thuật giai thừa

Xem PDF

Điểm: 400 (p) Thời gian: 3.0s Bộ nhớ: 256M Input: bàn phím Output: màn hình

Trên một vòng tròn ma thuật gồm \(X\) ô cách đều nhau được đánh số từ \(0 \rightarrow X - 1\) theo chiều kim đồng hồ.

Mỗi lần pháp sư sẽ niệm phép trong \(X - 1\) giây và thời gian sẽ thiết lập lại ở mốc thời điểm 0. Lúc đầu (tại thời điểm \(0\)) có một đốm sáng nhỏ ở ô số \(1\), mặc định rằng sẽ luôn di chuyển theo chiều thuận kim đồng hồ dù ở bất kì thời điểm nào. Pháp sư luôn đảm bảo đốm sáng không đi ra khỏi vòng tròn ma thuật, nó luôn nằm trên một ô bất kì được đánh số từ \(0 \rightarrow X - 1\)

Vị pháp sư luyện pháp quá quen tay nên luôn biết được một quy luật thú vị của ma pháp trận tròn: Tại thời điểm \(t\) từ lúc bắt đầu luyện pháp mỗi lần, đốm sáng sẽ đi đúng \(t!\) bước.

Input:

  • Dòng đầu gồm số tự nhiên \(n\) là số lần mà pháp sư niệm phép
  • Dòng tiếp theo gồm \(n\) số nguyên dương \(X_i\) là số ô trong vòng tròn ma thuật

Output:

  • Gồm \(n\) dòng, mỗi dòng chỉ vị trí mà đốm sáng đứng tại thời điểm \(X_i\)

Scoring:

  • Subtask \(1\) (\(20\%\) số điểm): pháp sư luyện không quá \(1000\) lần, mỗi lần không quá \(10^4\) giây
  • Subtask \(2\) (\(20\%\) số điểm): pháp sư luyện không quá \(1000\) lần, mỗi lần không quá \(10^9\) giây
  • Subtask \(3\) (\(20\%\) số điểm): pháp sư luyện không quá \(10^5\) lần, mỗi lần không quá \(10^{7}\) giây
  • Subtask \(4\) (\(40\%\) số điểm): pháp sư luyện không quá \(10^5\) lần, mỗi lần không quá \(10^{18}\) giây

Test 1

Input
6
1 3 5 7 9 11
Output
0
2
4
6
0
10
Note

Xét trong trường hợp \(X = 5\)

  • Giây thứ \(1\) đốm sáng ở vị trí \(1\) (bước thứ 1 - f(1) = f(0) + 0 * f(0))
  • Giây thứ \(2\) đốm sáng ở vị trí \(2\) (bước thứ 2 - f(2) = f(1) + 1 * f(1))
  • Giây thứ \(3\) đốm sáng ở vị trí \(1\) (bước thứ 6 - f(3) = f(2) + 2 * f(2))
  • Giây thứ \(4\) đốm sáng ở vị trí \(4\) (bước thứ 24 - f(4) = f(3) + 3 * f(3))

Bình luận


  • 0
    hhoangcpascal    8:44 p.m. 9 Tháng 7, 2020

    Tại thời điểm t từ lúc bắt đầu luyện pháp mỗi lần, đốm sáng sẽ đi đúng n! bước ??? sao không phải là t! bước ạ

    1 phản hồi

    • 0
      hhoangcpascal    7:10 p.m. 9 Tháng 7, 2020

      Mình vẫn chưa biết X ở đâu ra và cách tính cũng khá khó hiểu :((

      2 phản hồi