Nhân dịp đầu năm, An rủ Bình cùng chơi với nhau một trò chơi như sau:
Ban đầu họ có một xâu nhị phân \(s\) chỉ chứa các kí từ \(0\) và \(1\)
An và Bình sẽ lần lượt chơi như sau: An chơi lượt đầu tiên, tiếp theo đến Bình chơi lượt thứ 2, tiếp đến An chơi lượt thứ 3,...
Ở mỗi lượt chơi, người chơi hiện tại phải chọn hai kí tự kề nhau và có giá trị khác nhau của xâu \(s\) và sau đó xóa chúng đi. Ví dụ, nếu \(s=0100110\), thì người chơi có thể thực hiện trò chơi như sau (giả sử xâu \(s\) được đánh chỉ số thứ tự bắt đầu bằng 1):
- Hoặc là xóa đi \(s_1\) và \(s_2\): \(0100110\) -> \(00110\)
- Hoặc là xóa đi \(s_2\) và \(s_3\): \(0100110\) -> \(00110\)
- Hoặc là xóa đi \(s_4\) và \(s_5\): \(0100110\) -> \(01010\)
- Hoặc là xóa đi \(s_6\) và \(s_7\): \(0100110\) -> \(01001\)
Nếu người chơi nào, đến lượt của mình, mà không thể chơi được nữa, thì người đó thua.
Biết rằng, cả hai người đều chơi một cách tối ưu.
Câu hỏi đặt ra, là liệu rằng An có dành chiến thắng chung cuộc hay không ?
Nếu có thì in ra màn hình: yess, ngươc lại in ra nooo
Input
- Dòng đầu tiên chứa số \(t(1\le t\le 1000)\) - Thể hiện số testcase
- \(t\) dòng tiếp theo, mỗi dòng là xâu nhị phân \(s(1\le |s|\le 100)\)
Output
- Ứng với mỗi testcase, in kết quả ra màn hình.
Example
Test 1
Input
3
10
0000
1100
Output
yess
nooo
nooo
Note
- Ở testcase 1, sau lượt chơi của An, thì \(s\) trở nên rỗng, do đó Bình thua
- Ở testcase 2, An không chọn ra được hai phần tử khác nhau mà kề nhau, nên An thua
- Ở testcase 3, sau lượt chơi của An, xâu \(s\) trở thành \(10\), sau đó đến lượt chơi của Bình kết thúc thì sâu \(s\) rỗng, do đó An thua.
Bình luận