Trồng cây

Xem PDF

Điểm: 100 Thời gian: 2.0s Bộ nhớ: 256M Input: CAU4.INP Output: CAU4.OUT

Dọc theo một tuyến phố thẳng có \(n\) vị trí kế tiếp nhau để trồng cây đánh số từ \(1\) đến \(n\). Hiện tại chỉ có vị trí thứ \(k\) \((1 ≤ k ≤ n)\) đã trồng một cây có độ cao là \(a_k\), còn các vị trí khác để trống. Theo dự kiến, người ta sẽ trồng cây có độ cao \(a_i\) tại vị trí thứ \(i\) \((1 ≤ i ≤ n, i ≠ k)\). Tuy nhiên, để tăng vẻ đẹp cho hàng cây, người ta muốn tìm một phương án sắp xếp các cây cần trồng vào các vị trí thích hợp (trừ vị trí \(k\)) sao cho tổng tất cả các độ chênh lệch của hai cây trồng liền nhau là nhỏ nhất. Độ chênh lệch của hai cây được trồng tại hai vị trí liền nhau là giá trị tuyệt đối hiệu độ cao của hai cây.
Yêu cầu: Tìm giá trị nhỏ nhất \(t\) của tổng tất cả các độ chênh lệch của hai cây trồng liền nhau.

Input

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương \(n\)\(k\) (\(n ≤ 10^{3}\), \(1 ≤ k ≤ n\)) ;
  • Dòng sau chứa \(n\) số nguyên dương \(a_i\), \(1 ≤ i ≤ n\), là độ cao của cây thứ \(i\) theo dự kiến. Mỗi số đều không vượt quá \(10^{6}\).

Output

  • Số \(t\) tìm được

Example

Test 1

Input
5  2
7  3  4  2  6
Output
5
Note

Ví trí 1 trồng cây có độ cao 2, vị trí 3 trồng cây độ cao 4, vị trí 4 trồng cây độ cao 6 và vị trí 5 trồng cây độ cao 7. Tổng độ chênh lệch nhỏ nhất là 5.


Bình luận


  • 0
    mapubzz    8:13 p.m. 7 Tháng 5, 2024

    Bài này test 6,7,8 có sai không vậy mọi người?