Điểm Hoàn Hảo

Xem PDF

Điểm: 600 (p) Thời gian: 1.0s Bộ nhớ: 512M Input: bàn phím Output: màn hình

Điểm “bán hoàn hảo” của một số nguyên dương \(N\) là tích các chữ số của nó. Ví dụ, \(N = 1416\), điểm “bán hoàn hảo” của số nguyên dương \(N\)\(1 \times 4 \times 1 \times 6 = 24\). Điểm “hoàn hảo” của một số nguyên dương \(N\) là tích của \(N\) với điểm “bán hoàn hảo” của nó. Ví dụ, \(N = 1416\), điểm “hoàn hảo” của số nguyên dương \(N\)\(1416 \times 24 = 33984\).

Cho hai số nguyên dương \(A\)\(B\), bạn hãy đếm số lượng số nguyên dương mà có điểm “hoàn hảo” nằm trong đoạn \([A,B]\).

Input

  • Một dòng duy nhất chứa hai số nguyên dương \(A\)\(B\) \((1 \leq A \leq B \leq 10^{18})\)

Output

  • Một dòng duy nhất là kết quả bài toán.

Scoring

  • Subtask \(1\) (\(20\%\) số điểm): \(A,B \leq 10^6\).
  • Subtask \(2\) (\(20\%\) số điểm): \(A,B \leq 10^{10}\)
  • Subtask \(3\) (\(30\%\) số điểm): \(A,B \leq 10^{14}\)
  • Subtask \(4\) (\(30\%\) số điểm): \(A,B \leq 10^{18}\)

Example

Test 1

Input
10 50 
Output
8

Test 1

Input
130 170 
Output
3
Note
  • Ở ví dụ 1, các số \(4, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 21\) có điểm “hoàn hảo” lần lượt là \(16, 25, 36, 49, 11, 24, 39, 42\) và đều nằm trong đoạn \([10,50]\).
  • Ở ví dụ 2 bao gồm các số \(18, 23, 41\) với điểm “hoàn hảo” lần lượt là \(144, 138, 164\).

Bình luận