Một buổi chiều rảnh rỗi, Quý ngồi quan sát cấu tạo của chiếc xe đạp dựng trong sân nhà.
Quý nhận ra một điều thú vị: Bánh xe đạp quay được là do chuyển động của chân được truyền tới bánh xe! Cụ thể, khi chúng ta đạp thì bánh răng lớn sẽ quay, khiến cho dây xích di chuyển và do đó bánh răng nhỏ cũng quay, khiến bánh xe đạp quay theo.
Hai bánh răng được thiết kế khác kích cỡ nhau để điều chỉnh tốc độ của xe đạp cho hợp lý. Khi bánh răng lớn quay được \(a\) vòng thì bánh răng nhỏ đã quay được \(b\) (\(b > a\)) vòng (nói cách khác, tỉ số giữa bán kính bánh răng lớn và bán kính bánh răng bé là \(\frac{b}{a}\)).
Sau khi chạy đi lấy thước đo thì Quý biết rằng bán kính của bánh xe đạp là \(R\) cm.
Quý đố các bạn: "Khi xe đạp đi được quãng đường \(n\) km thì chân đã quay được bao nhiêu vòng?".
Sử dụng \(\pi = 3.141592653589793238462643383\).
Input
- Một dòng duy nhất chứa các số \(a\), \(b\), \(R\), và \(n\) (\(a\) và \(b\) là các số tự nhiên, \(R\) và \(n\) là các số thực, \(1 \leq a < b \leq 10 ^ 6\), \(60 \leq R \leq 80\), \(0 \leq n \leq 100\)).
- Các kích thước có thể sẽ không phù hợp với thực tế nhưng không ảnh hưởng tới lời giải của bài toán.
Output
- Một dòng duy nhất chứa một số nguyên là đáp án của bạn.
Example
Test 1
Input
1 2 60 0.8
Output
106
Note
Khi đạp xong \(800\) m thì chân đã đạp được \(106\) vòng trọn vẹn, và còn \(1\) vòng cuối chưa xoay hết.
Comments
fixed gear à ad :))
1 more comment