Nghịch thuyết Goldbach

Xem PDF



Thời gian:
Pypy 2 1.0s
Pypy 3 1.0s
Python 1.0s

Tác giả:
Dạng bài
Điểm: 200 Thời gian: 0.5s Bộ nhớ: 256M Input: bàn phím Output: màn hình

Bạn có thể đã nghe đến Giả thuyết Goldbach, với nội dung như sau:

Mọi số chẵn không nhỏ hơn \(4\) có thể được biểu diễn dưới dạng tổng của hai số nguyên tố.

Nhưng liệu bạn đã nghe đến Nghịch thuyết Goldbach chưa? Nội dung của nó như sau:

Mọi số nguyên không nhỏ hơn \(12\) có thể được biểu diễn dưới dạng tổng của hai hợp số.

Với:

  • Số nguyên tố là một tự nhiên lớn hơn \(1\), chỉ có thể chia hết cho \(1\) và chính nó. (VD: số \(11\) chỉ có thể chia hết cho \(1,11\))
  • Hợp số là một số tự nhiên, chia hết cho các số mà ngoài \(1\) và chính nó. (VD: số \(6\) ngoài \(1,6\) còn chia hết cho \(2,3\))

Và cũng ngược lại với Giả thuyết Goldbach, Nghịch thuyết này chúng ta có thể dễ dàng chứng minh được.

Nhiệm vụ của bạn là hãy đọc vào một số tự nhiên \(N\), và in ra hai hợp số, sao cho tổng của chúng là \(N\). Nếu có nhiều đáp án, hãy in ra một đáp án bất kỳ.

Input

  • Một dòng duy nhất chỉ chứa số nguyên dương \(N\) \((12 \leq N \leq 10^6)\)

Output

  • Một dòng duy nhất chứa hai số là hợp số và có tổng là \(N\).

Example

Test 1

Input
12
Output
6 6

Test 1

Input
19
Output
15 4

Bình luận


  • 0
    xuanphuc165    8:32 a.m. 13 Tháng 11, 2021

    anh ơi, số nguyên tố gồm những số nào vậy anh?


    • 0
      dang7rickroll    9:27 a.m. 13 Tháng 11, 2021

      Số nguyên tố là những số chỉ chia hết cho \(1\) và chính nó. Ví dụ: \(2,3,5,7,11,...\)

      5 bình luận nữa