Bộ số hoàn hảo

Xem PDF



Tác giả:
Dạng bài
Điểm: 1900 (p) Thời gian: 1.0s Bộ nhớ: 256M Input: bàn phím Output: màn hình

Just a random problem ...

Như chúng ta đã biết, số nguyên dương \(n\) là số hoàn hảo khi và chỉ khi tổng các ước nguyên dương của \(n\)\(2\times n\). Một vài số hoàn hảo đầu tiên là:

  • Số \(6\)\(1 + 2 + 3 + 6 = 2 \times 6\).
  • Số \(28\)\(1 + 2 + 4 + 7 + 14 + 28 = 2 \times 28\).
  • \(...\)

Cho dãy \(a\) gồm \(n\) phần tử, một bộ số \((i_1, i_2, ..., i_k)\) được gọi là hoàn hảo nếu:

  • \(1 \le i_1 < i_2 < ... < i_k \le n\) \((1 \le k \le n)\).
  • \(a_{i_1}\times a_{i_2}\) \(\times\) \(...\) \(\times\) \(a_{i_k}\) là một số hoàn hảo.

Với dãy \(a\) đã cho, nhiệm vụ của bạn là đếm số lượng bộ số hoàn hảo của nó.

Input, Output and Scoring

Input
  • Số nguyên dương \(n\) \((1 \le n \le 2^{20}-1)\).
  • Dãy \(a\) gồm \(n\) phần tử \(a_1, a_2, ..., a_n\) \((1 \le a_i \le 2^{128}-1)\).
Output
  • In ra kết quả sau khi chia lấy dư cho \(1234567891\).
Scoring
  • Subtask \(1\) \((8\%)\): \(n = 1; 1 \le a_i \le 2^{42}-1\).
  • Subtask \(2\) \((10\%)\): \(1 \le n, a_i \le 2^3-1\).
  • Subtask \(3\) \((12\%)\): \(n = 1\).
  • Subtask \(4\) \((14\%)\): \(1 \le n \le 20\).
  • Subtask \(5\) \((16\%)\): \(1 \le n \le 40\).
  • Subtask \(6\) \((18\%)\): \(1 \le n \le 2^{10}-1\).
  • Subtask \(7\) \((22\%)\): Không giới hạn gì thêm.

Test

Input
5
4 7 6 1 3
Output
4
Note
  • \(4\) bộ số hoàn hảo là \((1, 2), (1, 2, 4), (3)\)\((3, 4)\).

Nguồn: Từ đâu đó ở TLEoj


Bình luận


  • 1
    flo    10:31 p.m. 28 Tháng 3, 2024

    Test chấm của bài mới được cập nhật nhé. Mục đích chính là thách bạn uyvu1312 if test bài này.


    • 0
      trieunguyen_a1    2:39 a.m. 3 Tháng 4, 2024

      Cho tôi xin sol được không ông


      • 1
        flo    11:07 p.m. 3 Tháng 4, 2024 chỉnh sửa 3

        Theo định lý Euclid-Euler, số nguyên dương \(n\) là số hoàn hảo khi và chỉ khi \(n\) chẵn và \(n = 2^{p-1} \times (2^p-1)\) với \(2^p-1\) là một số nguyên tố Mersenne. Đây là gợi ý máu chốt của bài, phần còn lại bạn tự giải quyết 🙂

        Còn về số hoàn hảo lẻ thì vẫn chưa chắc rằng nó có tồn tại hay không nên ta sẽ không đề cập trong bài này.


      • 0
        quananhnguyen    9:28 p.m. 30 Tháng 3, 2024 đã chỉnh sửa

        ...

        1 bình luận nữa